Là sản phẩm phải chịu tiếp xúc trực tiếp với sự thay đổi của thời tiết, sàn mái là nơi mà gia chủ cần đầu tư chống thấm tốt để đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho căn nhà. Để có thể có được phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả, hãy cùng Vật Liệu Xây Dựng tìm hiểu qua 5 cách phổ biến sau nhé!
Contents
Vì sao sân thượng, sàn mái bê tông cần thi công chống thấm?
Chống thấm sàn là gì?
Chống thấm sàn là quá trình thi công đặc biệt nhằm ngăn chặn nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang. Nhất là với điều kiện khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều thì hạng mục này lại càng trở nên quan trọng.
Hiện tượng thấm dột rất dễ ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà gây mất thẩm mỹ, nếu để lâu ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Hạng mục này thường được dùng cho các cấu trúc sàn bê tông hay xi măng, cụ thể là các địa điểm sân thượng, nền nhà, sàn nhà vệ sinh, bể bơi…
Nguyên nhân khiến cho sàn mái, sân thượng bị thấm dột
Hãy cùng Vật Liệu Xây Dựng điểm qua một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng thấm dột sàn mái:
- Hệ thống thoát nước kém, không thường xuyên vệ sinh mái khiến cho nước mưa bị ứ đọng
- Công trình nhà ở đã sử dụng lâu năm mà chưa thi công chống thấm khiến trần bị co ngót, rạn nứt
- Tác động từ bên ngoài trực tiếp làm trần bị vỡ, nứt
- Trước đó công trình đã được thi công chống thấm dột nhưng lại không triệt để, vật liệu kém chất lượng
- Quy trình thi công chống thấm trước đó chưa chuẩn, các mép tấm chống thấm chưa khít hoặc lớp sơn chống thấm quá mỏng…
Vậy thì tại sao chống thấm sàn mái lại quan trọng? Như bạn có thể thấy, sàn mái chiếm một chức năng lớn đối với căn nhà. Thêm vào đó ảnh hưởng của việc không thi công chống thấm dột sàn là vô cùng lớn.
Chính vì vậy nếu gia đình bạn hiện chưa thi công chống thấm sàn hoặc đã thi công nhưng chưa triệt để thì hãy nhanh chóng chống thấm lại cho sàn để giữ cho căn nhà luôn đẹp như mới nhé!
5 phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả, chi phí phải chăng
1. Chống thấm sàn mái sân thượng với sơn chống thấm Kova, sơn Epoxy, Jotun
Sơn chống thấm Kova, Sơn Epoxy hay sơn Jotun là một trong những hãng sơn chống thấm tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đặc biệt trong thi công chống thấm sàn mái, những loại sơn này cũng rất được ưa chuộng nhờ hiệu quả chống thấm mang lại cao, chi phí thi công lại vô cùng hợp lý.
Quy trình thi công chống thấm sân thượng, sàn mái với các loại sơn này gồm các bước sau:
- Chuẩn bị trước vật liệu, dụng cụ thi công chống thấm sàn, xi măng hoặc bê tông
- Dùng máy để trà nhám và làm sạch sàn cần chống thấm trước khi bước vào thi công
- Bả 2 lớp chống thấm gồm một lớp keo chống thấm và sơn chống thấm chuyên dụng. Lưu ý rằng mỗi lớp phải cách nhau 6h đồng hồ
- Tiến hành quét sơn lót tại bề mặt sàn sau 24h sơn bả khô
- Cuối cùng là tiến hành sơn phủ 2 lớp, vệ sinh lại và nghiệm thu là hoàn thành
2. Sử dụng Sika chống thấm sàn
Với nhiều người, Sika đã trở thành một vật liệu quá đỗi quen thuộc tại các công trình chống thấm. Sử dụng vật liệu chống thấm Sika là một trong những biệt pháp chống thấm sàn mái sân thượng hiệu quả, triệt để và có tính kinh tế cao. Vật liệu này thường được dùng phổ biến nhất với những kết cầu sàn đã bị nứt.
Quy trình chống thấm Sika cho sàn mái như sau:
- Chuẩn bị công cụ chống thấm sàn gồm: máy trộn, dụng cụ thi công và thiết bị phun phục vụ công tác chống thấm, vật liệu Sika, xi măng PC hoặc PCB 400…
- Chuẩn bị bề mặt: Bê tông phải được làm sạch, không bám bụi, các sàn có bê tông yếu hoặc không đặc cần được loại bỏ…
- Thi công từng lớp vữa để tạo dốc cho mái và rãnh thoát nước. Trộn vữa xi măng với tỉ lệ 1 phần cát thô và 3 cát thô, 1 phần nước và 3 phần chất chống thấm sàn Sika
- Vạt góc tạo dốc với vữa Sika Latex
- Xử lý vết nứt sàn bằng vữa Sika
- Hoàn thiện về mặt, vệ sinh và bàn giao công trình
3. Chống thấm sàn mái hiệu quả với màng Bitum khò nóng
Màng Bitum khò nóng chứa rất nhiều ưu điểm trong chống thấm sàn như khả năng chống thấm bê tông tuyệt đối, có tính đàn hồi cao và chịu đâm thủng tốt. Phương pháp chống thấm này có thể giúp sàn chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên rất phù hợp sử dụng tại Việt Nam.
Biện pháp thi công màng Bitum khò nóng như sau:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu chống thấm và các vật dụng thi công
- Làm sạch bề mặt, đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông và các tạp chất còn sót lại. Sau đó trám các phần nứt, lõm sao cho bề mặt sàn được bằng phẳng
- Quét lớp sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn mái giúp tăng độ bám dính. Lớp sơn này phải được dàn mỏng đều và phủ kín bề mặt sàn
- Sau 6h khi sơn lót đã khô, sử dụng đèn khò gas khò vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm rồi tiến hành dán màng Bitum khò nóng. Trong bước này các thao tác cần thực hiện nhanh chóng để đem lại hiệu quả cao nhất. Nhiệt độ cũng cần phân bố đều
- Cuối cùng là vệ sinh, ngâm thử nước và nghiệm thu công trình
4. Chống thấm dột sàn mái sân thượng hiệu quả với Xi măng
Sử dụng xi măng chống thấm là một phương pháp chống thấm hiệu quả và tiết kiệm chi phí vì đây là vật liệu sẵn có và vô cùng phổ biến. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất cho những công trình mới thi công.
Phương pháp thi công chống thấm sàn bằng Xi măng:
- Chuẩn bị cây lăn, chổi quét, bay… và xi măng trắng hoặc đen để chống thấm cho sàn
- Tiến hành vệ sinh bề mặt và loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn hay mảng rêu bám trên sàn sân thượng. Đảm bảo cho bề mặt sàn phải sạch và phẳng
- Tiết hành trộn xi măng chống thấm với nước, lưu ý trộn theo tỷ lệ để xi măng không bị đặc
- Sử dụng con lăn quét xi măng đều tay từ nhỏ đến lớn, chia làm 2 lớp quét để tăng hiệu quả
- Sau khi quét xi măng 3h là gia chủ đã có thể nghiệm thu công trình
5. Phương pháp chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
Nhựa đường là vật liệu chống thấm được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính vô cùng tốt. Vật liệu này có thể tạo cho sàn mái sân thượng lớp màng dày dặn để ngăn nước triệt để. Đây cũng là một trong những phương pháp chống thấm sàn hiệu quả mà quý khách nên cân nhắc sử dụng.
Quy trình thi công như sau:
- Chuẩn bị nhựa đường và các công cụ thi công
- Vệ sinh bề mặt sàn cần chống thấm, đục sạch các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa
- Tiến hành đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để hiệu quả chống thấm đạt cao nhất. Sau đó quét một lớp lót Asphalt Primer (ASTM 41) trên mặt sàn cần chống thấm
- Tiến hành quét lớp nhựa đường lên bề mặt sàn sân thượng. Với phương pháp này thì việc thi công vào buổi trưa nắng gắt sẽ giúp hiệu quả thi công cao nhất
- Cuối cùng là tiến hành vệ sinh và nghiệp thu lại công trình
Bỏ túi một số lưu ý cần biết khi thi công chống thấm sàn
- Lớp vữa bảo vệ sàn mái, sân thượng phải có độ dốc để có thể thoát nước
- Quá trình thi công chống thấm cần tuân thủ theo quy tình chuẩn, sau khi thi công cần vệ sinh lạu sạch sẽ rác ở các phễu thoát sàn
- Trước khi thi công chống thấm sàn cần xử lý những vết nứt trước đó đảm bảo bề mặt được bằng phảng
- Để đảm bảo chống thấm triệt để, hiệu quả cao thì các khu vực như chân tường, mối nối, giáp mí cần thi công 2 lớp chống thấm trở lên
Chống thấm sàn từ lâu đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với bất cứ công trình nào. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, quý khách đã phần nào có được phương pháp chống thấm sàn mái phù hợp với công trình của riêng mình. Mọi chi tiết báo giá vui lòng liên hệ Vật Liệu Xây Dựng.