Chống thấm đang là vấn đề đau đầu phổ biến hiện nay của nhiều công trình đã hoàn thiện, thậm chí chưa hoàn thiện đã bị thấm.
Không biết phải áp dụng giải pháp chống thấm trần nhà nào để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng lâu dài của công trình? Hãy tham khảo 8 giải pháp chống thấm nhanh gọn, triệt để dưới đây của chúng tôi để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất!
Contents
- 1 Tại sao nên chống thấm trần nhà?
- 2 8 phương pháp chống thấm trần nhà phổ biến, hiệu quả
- 2.1 Chống thấm dột trần nhà bằng nhựa đường
- 2.2 Dùng Sika để chống thấm trần nhà
- 2.3 Sử dụng keo chống thấm trần nhà
- 2.4 Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm tốt nhất hiện nay
- 2.5 Chống thấm trần nhà bằng phụ gia 2 thành phần
- 2.6 Màng chống thấm trần nhà và sân thượng
- 2.7 Chống thấm trần nhà bằng xi măng
- 2.8 Chống thấm ngược trần nhà
Tại sao nên chống thấm trần nhà?
Chống thấm trần nhà là công đoạn cuối cùng trong quá trình thi công nhằm mang đến cho bạn một ngôi nhà hoàn thiện nhất. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ qua công đoạn này?
Nếu không chống thấm, nước mưa hoặc nước từ đường ống sinh hoạt thẩm thấu qua trần nhà gây ẩm mốc, bong tróc. Hiện tượng này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ. Sinh hoạt lâu ngày trong môi trường ẩm mốc là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Hơn nữa, chi phí tu sửa công trình khi bị thấm dột cũng không không hề rẻ. Do đó, khi xây dựng bất kỳ công trình nào, không riêng nhà ở, gia chủ cũng phải cân nhắc tới công đoạn chống thấm trần nhà ngay từ đầu. Mục đích của công đoạn chống thấm là giữ cho trần nhà luôn bền đẹp, không bị mài mòn, bong tróc do tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường.
8 phương pháp chống thấm trần nhà phổ biến, hiệu quả
Các giải pháp chống thấm trần nhà hiện nay rất đa dạng. Dưới đây là 8 phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất.
Chống thấm dột trần nhà bằng nhựa đường
Giải pháp chống thấm trần nhà này có rất nhiều ưu điểm:
- Nhựa đường là vật liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại mặt bằng;
- Tính đàn hồi, chịu lực, chịu nhiệt tốt, có khả năng chống chịu được thời tiết khí hậu nóng ẩm của Việt Nam;
- Có khả năng bịt kín các khe hở và vết nứt trên bề mặt tường nhà;
- Độ bền cao;
- Thân thiện với môi trường, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người;
- Thi công đơn giản, dễ dàng.
Để lớp chống thấm nhựa đường đạt hiệu quả tốt nhất, người ta thường lót bên dưới 1 lớp asphalt primer trước khi phủ nhựa đường và hoàn thiện lớp chống thấm cuối cùng bằng 1 lớp vữa xi măng.
Dùng Sika để chống thấm trần nhà
Sika là một trong những loại vật liệu chống thấm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Hầu hết các sản phẩm của thương hiệu Sika đều sở hữu khá nhiều ưu điểm như:
- Thi công đơn giản, dễ dàng dưới dạng lỏng;
- Khả năng chống thấm cực tốt;
- Bám dính tốt trên mọi bề mặt, phù hợp với mọi loại công trình;
- Thành phần an toàn, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người.
Để lớp chống thấm bằng vật liệu Sika phát huy công dụng tốt hơn, người ta thường quét 2 lớp trong quá trình thi công. Tốc độ khô của lớp chống thấm Sika phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết.
Top 9 loại Sika chống thấm tốt nhất hiện nay
- Sika Latex
- Sikatop Seal 107
- Sikaproof Membrane
- Sika® Waterproofing Mortar
- Sika Multiseal
- Sikalastic 450
- Sika Lite
- Sika RainTite
- Sika Bituseal T130SG
Sử dụng keo chống thấm trần nhà
Chống thấm trần nhà bằng keo cũng là một trong những giải pháp được khá nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của loại vật liệu này là giá thành rẻ, khả năng kết dính tốt. Tuy nhiên, keo chống thấm chỉ thích hợp sử dụng khi cần lấp kín các khe nứt và lỗ hổng trên trần nhà. Lớp keo chống thấm dễ bị bong tróc theo thời gian.
Về nguyên tắc, keo chống thấm không thể thay thế các giải pháp chống thấm truyền thống khác. Khi sử dụng keo chống thấm, gia chủ vẫn cần gia cố lớp chống thấm này bằng các loại vật liệu khác.
Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm tốt nhất hiện nay
Sơn chống thấm Kova
Kova là một nhãn hiệu sơn chống thấm rất nổi tiếng, được nhiều nhà thầu sử dụng. Loại sơn chống thấm này có ưu điểm bền màu, tính thẩm mỹ cao, bám dính tốt trên mọi bề mặt. Đặc biệt, sơn Kova còn có khả năng chịu nhiệt tốt, không dễ bị bong tróc hay rửa trôi.
Tuy nhiên, lớp phủ chống thấm tạo thành từ sơn Kova thường bị lão hóa dưới tác động lâu dài của tia UV. Điều này đồng nghĩa với việc lớp phủ dần mất tác dụng khiến trần nhà bị thấm dột theo thời gian. Chính vì vậy, người ta kết hợp sơn Kova cùng các phương pháp chống thấm chuyên biệt bằng vật liệu khác.
- Sơn Kova chông thấm cao cấp 1kg có giá khoảng 215.000 đồng
- Sơn Kova 4kg có giá khoảng 725.000 đồng.
- Sơn Kova thùng 20kg có giá khoảng 3.422.000 đồng.
Sơn chống thấm Jotun
Sơn chống thấm Jotun WaterGuard gốc arcylic biến tính có thể dùng cho mọi bề mặt bê tông, tường vữa. Đây là sự lựa chọn chống thấ trần nhà tối ưu với rất nhiều ưu điểm như:
- Che phủ cực kỳ tốt với cả những vết nứt nhỏ nhất.
- Sơn Jotun không cần phải pha cùng xi mắng mà có thể dùng trực tiếp.
- Thành phần sơn Jotun chứa bột khoáng, nước, phụ gia giúp nâng cao hiệu quả chống thấm bền bỉ. Đây là giải pháp hoàn hảo chống rêu mốc và kháng được cả vi khuẩn gây bệnh hô hấp.
- Thời gian khô sơn nhanh chóng, bạn không cần chờ lâu. Thời gian thi công được rút ngắn, bề mặt lăn sơn dễ dàng lau chùi.
- Sản phẩm rất an toàn cho sức khỏe người dùng khi không chứa chì, thủy ngân. Đồng thời sơn Jotun còn đạt chứng nhận xanh Singapore.
Hiện nay sơn Jotun chống thấm trần nhà có giá bán dao động từ 1.600.000 -> 2.300.000 VNĐ với dung tích từ 15 lít.
Sơn chống thấm Dulux
Sơn chống thấm Dulux là giải pháp đặc biệt phù hợp với khí hậu miền Bắc nước ta. Thành phần cấu tạo chính sơn Dulux là Hydroshield mang đến khả năng chống thấm vượt trội. 1 kg sơn Dulux có khả năng bao phủ được 5m2 tường, trần nhà. Thời gian khô của sơn Dulux cũng tương đối nhanh: tốn khoảng 1,2 tiếng.
Hiện nay sơn Dulux chống thấm có 2 dòng sản phẩm chính:
- Dulux Aquatech Flex Waterproofing: ứng dụng công nghệ Elastoproof giúp màng sơn dày và co giãn tốt. Vì thế bạn có thể dùng loại sơn này để che phủ các vết rạn nứt chân chim, chống loang màu trên trần. Sản phẩm còn giúp chống rêu mốc, giữ màu sơn gốc sáng đẹp bền lâu. Loại này có thể dùng ngay khi mở nắp mà không cần pha xi măng.
- Sơn Dulux Weathershield chống thấm: thích hợp dùng cho tường ngoại thất nhờ công nghệ Hydroshield tối tân. Nhờ vậy mà khắc phục được tình trạng màng sơn rỗng xốp hoặc màu sơn tối. Tuy nhiên với loại sơn này bạn cần pha thêm xi măng để ngăn chặn thoát hơi nước hiệu quả.
Hiện nay thùng sơn chống thấm Dulux 20kg có giá khoảng 2.100.000 – 2.300.000 đồng.
Chống thấm trần nhà bằng phụ gia 2 thành phần
Phương pháp chống thấm này được thực hiện ngay trong quá trình thi công trần nhà. Người ta dùng một loại phụ gia dạng lỏng trộn cùng với vữa xi măng hoặc bê tông để tạo thành một lớp chống thấm thay thế. Ưu điểm của phương pháp này là tạo nên các bề mặt có khả năng chịu lực và chống thấm dột tốt.
Ngoài ra, quy trình chống thấm này còn tương đối tiết kiệm. Bởi vì, gia chủ không phải bỏ tiền để đầu tư cho các chất liệu chống thấm chuyên dụng khác. Nếu muốn nâng cao tính thẩm mỹ cho trần nhà, chỉ cần phủ thêm 1 lớp sơn chống thấm.
Màng chống thấm trần nhà và sân thượng
Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm khò nhiệt (khò nóng) là 1 biện pháp rất được ưa chuộng hiện nay. Màng chống thấm này là sự kết hợp từ hỗn hợp giàu bitum và polymers APP chọn lọc với khả năng chịu nhiệt tốt. Đồng thời còn giúp chống lại tia tử ngoại UV.
Ưu điểm của cách này đó là chống thấm siêu hiệu quả, cam kết không xảy ra tình trạng thấm dột. Ngoài ra biện pháp này không sản sinh khí độc hại, an toàn với sức khỏe và cả môi trường xung quanh.
Tuy nhiên nhược điểm của cách này là quy trình thi công phức tạp hơn. Bạn cần thuê thợ lành nghề am hiểu kỹ thuật khò nhiệt để tạo kết dính.
Chống thấm trần nhà bằng xi măng
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến việc quét nước xi măng chống thấm tường, sàn nhà? Đúng vậy, xi măng là vật liệu chống thấm giúp ngăn thấm dột hiệu quả và khắc phục nhiều khuyết điểm bề mặt công trình. Nước xi măng giúp bịt kín khe hở và làm phẳng bề mặt.
Các bước chống thấm trần nhà với xi măng như sau:
- Bước 1: Dọn dẹp bề mặt chuẩn bị thi công đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
- Bước 2: Pha nước xi măng đúng theo tỷ lệ: xi măng: cát= 1:3. Tiếp đến bạn hòa Sika Latex với nước cũng theo tỷ lệ 1:3. Sau đó bạn rót hỗn hợp thứ 2 vào hỗn hợp xi măng cát và trộn đều đến khi sệt.
- Bước 3: Quét nước xi măng đều tay. Có thể quét 2 lần để nâng cao khả năng chống thấm.
- Bước 4: Bảo dưỡng sau khi thi công bằng việc che phủ ni lông.
Chống thấm ngược trần nhà
Chống thấm ngược là phương pháp thi công bên mặt trong – nơi không tiếp xúc trực diện với nguồn thấm. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế hiện tượng mao dẫn bên trong kết cấu công trình.
Một số biện pháo chống thấm ngược trần nhà đang được sử dụng hiện nay bao gồm:
- Khoan lỗ và bơm dung dịch chống thấm vào bên trong lòng trần nhà.
- Sử dụng sơn chống thấm chuyên dùng cho chống thấm ngược trần nhà.
- Tạo lớp ngăn bề mặt bằng màng composite.
Có thể bạn quan tâm về những câu hỏi thường gặp phổ biến về dịch vụ và cách chống thấm tường nhà.
Sơn chống thấm trần nhà giá bao nhiêu 1 thùng?
– Sơn Jotun chống thấm trần nhà có giá bán dao động từ 1.600.000 – 2.300.000 VNĐ với dung tích từ 15 lít.
– Sơn Kova chống thấm cao cấp 1kg có giá khoảng 215.000 đồng. Sơn Kova 4kg có giá khoảng 725.000 đồng. Sơn Kova thùng 20kg có giá khoảng 3.422.000 đồng.
– 1 thùng sơn chống thấm Dulux 20kg có giá khoảng 2.100.000 – 2.300.000 đồng.
Cách chống thấm tốt nhất hiện nay là gì?
Như đã liệt kê 8 phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhất thì phương pháp chống thấm bằng xi măng đang được áp dụng phổ biến và giá thành hợp lý nhất.
Trên đây là các giải pháp chống thấm trần nhà triệt để và hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn giải pháp chống thấm nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.